AN GIA HƯNG - DỊCH VỤ DIỆT CÔN TRÙNG VŨNG TÀU UY TÍN CHẤT LƯỢNG VỚI ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM
Ruồi và những hiểm họa đối với sức khỏe con người

Tác hại của ruồi không chỉ gây phiền toái cho con người, mà chúng còn mang theo các mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tiêu hóa như: ngộ độc thức ăn, kiết lỵ , tiêu chảy, lỵ trực tràng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun, sán,… làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. 


Đặc điểm

Loài ruồi có tên khoa học là Musca domestica, chúng sống rất gần gũi với con người trên thế giới ( ruồi nhà ). Và môi trường sống thường tập trung ở những khu dân cư, các chuồng – trại, khu vực chứa nhiều thực phẩm hoặc chứa rác thải.

Tốc độ sinh sản của ruồi rất nhanh, ruồi cái có thể đẻ 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Và chỉ trong vài tuần chúng có thể bùng phát số lượng lớn.

Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng tìm thức ăn và giao phối, còn về đêm thì đậu yên. Chúng thường đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngoài bờ rào, tolet , thùng rác, dây phơi quần áo,…

Khả năng gây hại

Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh, gây khó chịu và làm ảnh hưởng môi trường sống của con người dù là làm việc hay nghỉ ngơi.

Mầm bệnh dính bề mặt ngoài cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày khi chúng kím thức ăn. Phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm do ruồi truyền nhiễm đều qua đường thức ăn, nước uống.

Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.


Các biệt pháp diệt trừ

Chúng ta có thể sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng chuyên dụng để diệt ruồi hoặc các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, bẫy đập, bẫy điện.

Phá hủy môi trường sống và sinh sản của ruồi như: ở các chuồng – trại súc vật, gia cầm vùng nông thôn cần phải có rãnh thoát nước, phần nền – sàn nên làm bằng bê tông và rửa sạch hàng ngày. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa, nên làm khô phân hạn chế sự phát triển của ruồi.

Làm giảm những nguồn thu hút ruồi: loại bỏ các chất thải – xử lý và dọn dẹp vệ sinh triệt để nhà cửa, bếp, kho, bãi,… thường xuyên.

Đậy kín chén bát, thức ăn, thức uống. Sử dụng lưới ở các cửa cũng như chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ để hạn chế sự tiếp xúc của ruồi và các côn trùng khác.

Tất cả những biện pháp trên chỉ là những cách để diệt ruồi khi nó đã bùng phát thành dịch. Biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu tối đa nạn ruồi và tác hại của nó đến con người là phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi sinh sống, học tập và làm việc.

Phòng chống mối cho đê đập
Phone